Internet ngày càng phát triển thì việc tối ưu cho một bài SEO không còn xa lạ với những người làm Marketing. Trong đó, việc nghiên cứu từ khóa giữ vai trò như kim chỉ nam để quyết định sự thành công của bài SEO. Để các công cụ tìm kiếm như Google, Youtube,.. mang lại kết quả tốt nhất thì bạn phải tối ưu được từ khóa. Vậy tầm quan trọng của từ khóa là gì và làm sao để tối ưu từ khóa? Ở bài viết này, Mr.Group sẽ chia sẻ cho bạn các kinh nghiệm về từ khóa của chúng tôi nhé!
1. Nghiên cứu từ khóa là gì?
Từ khóa là một cụm từ đại diện cho các truy vấn trên Internet. Người dùng sẽ sử dụng từ khóa này để tìm kiếm các lĩnh vực hay sản phẩm/dịch vụ mà họ đang muốn tìm hiểu. Khi bạn tối ưu được từ khóa của mình thì các trang web sẽ đưa khách hàng đến gần với các trang của bạn.
Nghiên cứu từ khóa là một quá trình để khám phá và tìm ra những cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà bạn cung cấp và những từ khóa này phải là các từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm trên Internet. Nghiên cứu từ khóa sẽ giùp bạn có được ý tưởng để viết nội dung phù hợp và thu hút được khách hàng.
2. Phân loại để nghiên cứu từ khóa
- Từ khóa evergreen: Đây là những từ khóa dùng để chỉ chiến lược, phân khúc hay sản phẩm có giá trị lâu bền. Từ khóa này dùng để viết những nội dung mang tính giáo dục, thiết thực, bạn không cần phải cập nhật, thay đổi nội dung liên tục.
- Từ khóa dài: Từ khóa dài hay từ khóa đuôi dài có độ cạnh tranh thấp, khối lượng tìm kiếm không cao. Thế nhưng, đặc biệt của dạng từ khóa này nằm ở phần đuôi của nó. Đuôi càng dài, từ khóa càng đánh trúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Vì thế, chúng đem lại tỷ lệ chuyển đổi cực kỳ tốt cho các doanh nghiệp.
- Từ khóa ngắn: Đây là dạng từ khóa từ 3 chữ trở xuống, mang ý nghĩa chung chung. Dạng từ khóa này có độ canh tranh rất cao đòi hỏi các SEOer phải nghiên cứu từ khóa thật kĩ.
- Từ khóa về sản phẩm/dịch vụ: Đây là dạng từ khóa dùng để miêu tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ của bạn. Người dùng thường search dạng từ khóa này trên các công cụ tìm kiếm khi đã ở phân khúc cuối cùng của phễu mua hàng, với mục đích tìm hiểu thông tin cụ thể về sản phẩm/dịch vụ ấy.
- Từ khóa xác định khách hàng: Đây là dạng từ khóa hướng đến các đối tượng mà bạn hướng đến. Với từ khóa xác định khách hàng, bạn có thể sáng tạo nội dung dưới dạng văn bản hoặc video. Thông tin truyền tải càng chi tiết và đáng tin cậy, khả năng chuyển đổi càng tăng lên.
- Từ khóa địa phương: Đây là dạng từ khóa nhắm đến một khu vực cụ thể nào đó. Đó có thể là một quận, một thành phố, một tiểu bang hay một quốc gia. Từ khóa địa phương có search volume và tính cạnh tranh thấp.
3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khóa
Từ khóa chính là linh hồn của website. Nghiên cứu từ khóa có thể giúp bạn trong việc truy vấn của Google lẫn khách hàng.
3.1 Định hướng chiến lược SEO web
Nghiên cứu từ khóa giúp các SEOer vạch ra chiến lược để tạo khung cho website. Việc lựa chọn từ khóa quan trọng cho nội dung hay phân bổ từ khóa trong bài viết đều là các yếu tố giúp website của bạn lên top.
3.2 Tiếp cận đúng mục tiêu
Khi nghiên cứu từ khóa bạn sẽ biết được thói quen, nhu cầu của người dùng từ đó tạo ra những nội dung phù hợp với nhu cầu đó. Chọn đúng từ khóa sẽ giúp bạn tiếp cận được mục tiêu và khách hàng tìm năng của mình tốt nhất.
3.3 Cải thiện thứ hạng trên Google
Lưu lượng của khách hàng là một trong những thước đo để xếp hạng website của bạn. Nếu bài viết của bạn có chứa các từ khóa thu hút sẽ có thể giữ chân khách hàng lại lâu hơn. Từ đó, Google sẽ đánh giá cao trang web của bạn.
3.4 Tạo nội dung hữu ích cho khách hàng
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn định hướng được các nội dung sẽ cung cấp cho người dùng. Khi có từ khóa bạn sẽ tối ưu được công cụ tìm kiếm của Google. Từ đó, bạn sẽ đến gần hơn với khách hàng của mình.
3.5 Canh tranh với đối thủ
Cùng một từ khóa nhưng nếu bạn nghiên cứu từ khóa và tối ưu từ khóa tốt hơn thì Google sẽ xếp trang web của bạn ở vị trí cao hơn. Khi bạn ở vi trí cao hơn đối thủ, khách hàng sẽ tìm thấy bạn trước tiên và ưu tiên click vào trang web của bạn trước đối thủ. Từ đó, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho bạn.
4. Quy trình nghiên cứu từ khóa
4.1 Xác định chủ đề/từ khóa hạt giống
Nghiên cứu từ khóa chọn chủ đề giúp bạn xác định được nội dung mà bạn sẽ phải viết. Bạn nên đặt những câu hỏi trước khi sử dụng công cụ để nghiên cứu từ khóa:
- Từ khóa hạt giống bạn nhắm mục tiêu thuộc loại intent nào?
- Chủ đề này liên quan sản phẩm, dịch vụ hay thư viện thông tin nào trên site của bạn
- Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp, sản phẩm của bạn?
- Khách hàng sẽ có những suy nghĩ, thắc mắc gì về chủ đề của bạn?
- Họ sẽ tìm kiếm qua những từ khóa nào cho những chủ đề bạn sẽ tạo?
4.2 Phân tích và mở rộng từ khóa
Để phân tích từ khóa bạn nên thực hiện các bước:
- Chọn những từ khóa tiềm năng, liên quan đến chủ đề, nội dung của bạn.
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để biết số lượng tìm kiếm trong tháng của mỗi từ khóa, danh sách các từ khóa gợi ý.
- Lựa chọn từ khóa theo kinh nghiệm của bạn
4.3 Phân tích chủ đề/nội dung của đối thủ cạnh tranh
Việc xem xét đối thủ sẽ giúp bạn rút ra những hiểu biết sâu sắc về cách thu hút khách hàng. Từ đó, cải thiện nội dung của bạn để đạt hiệu quả cao hơn. Hơn hết, bạn có thể sử dụng đối thủ cạnh tranh của mình để nghiên cứu từ khóa giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về cách tiếp cận khách hàng.
Bạn nên học hỏi những điểm tốt của đối thủ, đồng thời tìm ra điểm thiếu sót để bổ sung và tăng giá trị cho nội dung của mình. Tạo content mang giá trị cao, khai thác được các điểm mới, độc đáo chỉ có trên site của bạn, đồng tời tối ưu SEO tốt hơn đối thủ mới có thể xếp hạng cao trong tìm kiếm của Google.
4.4 Chiến lược lựa chọn từ khóa
Có 3 cách lựa chọn từ khóa phù hợp:
- Tập trung vào từ khóa phổ biến, volume tìm kiếm cao.
- Tập trung vào từ khóa đuôi dài có tỉ lệ canh tranh thấp nhưng tỉ lệ chuyển đổi cao.
- Từ khóa phổ biến > Từ khóa mức trung> Từ khóa đuôi dài.
4.5 Tạo danh sách từ khóa
Việc lập ra danh sách các từ khóa rất quan trong trong việc tối ưu website. Danh sách từ khóa giúp bạn có chiến lược thông minh hơn, tập trung và có kỉ luật hơn trong nỗ lực tạo nội dung của mình để giành được xếp hạng cao trong trang đầu tìm kiếm của Google.
4.6 Phân nhóm từ khóa
Việc phân nhóm từ khóa sẽ giúp website của bạn cấu trúc được phân cấp tốt hơn và giúp bạn tối ưu được website để có hiệu suất cao hơn. Google rất thông minh, vì vậy việc phân nhóm hiệu quả sẽ giúp trang web của bạn xuất hiện phù hợp hơn với công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, việc nhóm các từ khóa sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
5. Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa
5.1 Nghiên cứu từ khóa với Google Trend
Google Trends là dịch vụ nghiên cứu từ khóa của Google giúp so sánh tìm kiếm từ khoá seo của người dùng trên toàn cầu. Google Trends sẽ gợi ý cho bạn các nhóm chủ đề, cụm từ tìm kiếm liên quan đến chủ đề, cụm từ tìm kiếm mà bạn đang quan tâm theo thời điểm nhất định.
*Ưu điểm:
- Là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google
- Giúp đưa ra các gợi ý xu hướng tại thời điểm
- Có so sánh về sự tìm kiếm khác nhau giữa các khu vực
- Cung cấp thêm các chủ đề liên quan
*Nhược điểm:
- Từ khóa gợi ý ít
- Nhiều từ khóa gợi ý không sát với cụm từ tìm kiếm
5.2 Keyword Tool.io
Công cụ nghiên cứu từ khóa này cho phép bạn khai thác các từ khóa mở rộng chính xác từ các nền tảng khác nhau như Google, Youtube, Bing, Amazon và App Store.
*Ưu điếm:
- Tìm keyword seo dựa trên Google Autocomplete
- Có thêm gợi ý từ khóa cho các mạng xã hội như Instagram, Twitter
- Có thể xuất kết quả sang nhiều định dạng khác nhau
- Giao diện người dùng đơn giản, nhiều chức năng cho người mới bắt đầu
*Nhược điểm:
- Chỉ gợi ý các từ khoá có chứa cụm từ khóa bạn nhập trên thanh tìm kiếm
- Phải trả phí nếu bạn muốn sử dụng đầy đủ tính năng và số liệu
- Số lượng từ khoá gợi ý bị hạn chế
5.5 Google Keyword Planner
Google Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khoá google đơn giản với các tính năng cơ bản do Google cung cấp. Đây là một trong những nguồn dữ liệu từ khoá chính xác nhất, nguồn dữ liệu từ khoá đến trực tiếp từ Google.
*Ưu điểm:
- Là một công cụ tìm từ khóa google chính thống từ Google
- Dữ liệu và lượng tìm kiếm từ khoá seo trực tiếp của Google
- Có các thông tin quan trọng phù hợp với cả SEO và quảng cáo Google Ads
- Cho phép tìm từ khoá dựa vào cụm từ tìm kiếm và URL
- Có thể nghiên cứu cùng lúc đến 10 cụm từ tìm kiếm hoặc URL
- Dễ sử dụng
*Nhược điểm:
- Để có các thông số về từ khóa chi tiết tài khoản của bạn phải có hoạt động chạy quảng cáo
- Các từ khóa gợi ý có phạm vi rộng nên gây khó khăn khi lựa chọn và lọc từ khoá
- Một số ngành hiện tại không có gợi ý từ khoá
5.6 Ahrefs
Ahref là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay. Ahref cung cấp cho người dùng một báo cáo về từ khoá rất chi tiết.
*Ưu điểm:
- Độ khó từ khóa chính xác
- Kiểm tra được mọi thông tin về từ khoá
- Hơn 1000 đề xuất từ khóa
- Được hỗ trợ tại hơn 171 quốc gia
*Nhược điểm:
- Cần phải trả phí mới có đầy đủ thông tin về từ khoá
- Giới hạn số lượt kiểm tra từ khoá là 25 lần/ngày hoặc 100 lần/tháng
5.7 SEMRush
SEMRush là một công cụ nghiên cứu từ khóa được sử dụng khá phổ biến trên thế giới với rất nhiều tính năng thú vị cùng các thông tin về từ khoá.
*Ưu điểm:
- Nghiên cứu từ khoá đầy đủ
- Dễ dàng tìm kiếm từ khoá của đối thủ
- Có nhiều tùy chọn về từ khoá để có thể phân tích và nghiên cứu kỹ về từ khoá
*Nhược điểm:
- Với ngôn ngữ Tiếng Việt và từ khoá có dấu thì dữ liệu của công cụ này không thực sự đầy đủ.
- Bản miễn phí bị giới hạn tính năng và tùy chỉnh.
6. Kết luận
Nghiên cứu từ khóa là một việc quan trọng để bắt đầu khi bạn đang tìm cách tạo nội dung nổi bật và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến web của mình — nhưng nó không thể là điểm dừng của bạn.
Làm nghiên cứu từ khóa thông minh sẽ cho bạn biết rất nhiều về công chúng, nhưng bạn cần phải làm việc chăm chỉ và phát triển một sự hiểu biết mạnh mẽ của người khán giả mục tiêu của bạn thực sự là.
Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn hay có bất cừ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại +84 924 118 081 (Ms.Suzie) để được tư vấn kĩ lưỡng hơn nhé!