maxim-ilyahov-0aRycsfH57A-unsplash

INBOUND MARKETING – OUTBOUND MARKETING ĐÂU LÀ HÌNH THỨC TỐI ƯU CHO NĂM 2022?

Inbound Marketing và Outbound Marketing là 2 thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực Marketing. Đây là xu hướng lí tưởng, được đánh giá cao và nhiều người xây dựng chiến lược marketing lựa chọn. Tuy nhiên, chắc hẳn còn rất nhiều người vừa tiếp cận với marketing hay thậm chí đã tiếp xúc với marketing một thời gian vẫn chưa phân biệt được được 2 thuật ngữ này. Vậy hãy để Mr Group cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về 2 thuật ngữ này ngay bây giờ!

1. Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing
Inbound Marketing

Inbound Marketing là quá trình tạo nên các nội dung chất lượng và hữu ích (nội dung website, nội dung blog, nội dung tài liệu,…) để làm thỏa mãn nhu cầu người dùng, sau đó phối hợp một chuỗi các công cụ tiếp thị khác để biến họ thành khách hàng. Hay nói cách khác, thành phần chính của quá trình này là Content Marketing.

2. Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing
Outbound Marketing

Outbound Marketing là hình thức Marketing truyền thống trong đó doanh nghiệp chủ động đi tìm khách hàng qua các kênh Marketing, quảng cáo nhằm gửi đến khách hàng thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp một cách đại trà. Tùy vào quy mô của doanh nghiệp mà họ có thể sử dụng các hình thức quảng cáo như truyền hình, telesales, email marketing,… Qua đó hình thành nên tệp khách hàng và nhân viên sale tiếp tục làm việc với nhóm khách hàng đó.

3. Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing
Phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing

Trước khi đi vào phân tích chi tiết chúng tôi có một ví dụ để bạn dễ hình dung sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Ví dụ: Cùng là sản phẩm laptop: Outbound Marketing được triển khai bằng cách đặt biển quảng cáo ngoài trời, tại những vị trí giao lộ; Inbound Marketing viết bài mô tả về sản phẩm trên website, sau đó dùng SEO để nội dung được hiển thị trên trang nhất kết quả tìm kiếm.

Dó đó, đây là 2 hình thức truyền tải thông tin hoàn toàn khác nhau. Cùng với sự phát triển ngày nay thì hầu như 90% mọi người sẽ có xu hướng tin tưởng vào Inbound Marketing hơn. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào để phân tích sự khác biệt của 2 thuật ngữ này.

3.1 Outbound Marketing tương tác một chiều – Inbound Marketing tương tác hai chiều

Với Outbound Marketing doanh nghiệp chủ động truyền tải thông tin đến khách hàng. Khi đó, khách hàng bắt buộc phải nhận những thông tin mà doanh nghiệp đưa ra. Bạn sẽ không thể tìm hiểu thêm những gì bạn thắc mắc, chỉ có thể tiếp nhận đúng các thông tin doanh nghiệp đưa ra và dù bạn có cảm thấy hài lòng hay không thì bạn vẫn phải tiếp nhận.

Ví dụ: Khi đang xem một chương trình trên tivi, bạn sẽ bị gián đoạn bởi các đoạn quảng cáo chen ngang. Điều này tạo cho người xem cảm giác khó chịu khi phải tiếp nhận thông tin mình không mong muốn. Đôi khi còn gây phản tác dụng là mỗi khi có quảng cáo, người xem sẽ chuyển kênh hoặc tắt tivi.

Ngược lại, Inbound Marketing tiếp cận từ chính nhu cầu của khách hàng. Đây là quá trình tương tác hai chiều. Khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin thì doanh nghiệp sẽ đáp ứng. Việc của doanh ngiệp lúc này là sẽ tạo ra các thông tin chỉn chu và đầy đủ về sản phẩm của mình lên trên mạng xã hội và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người dùng, từ đó thúc đẩy quá trình mua hàng.

Ví dụ: Khi bạn đăng tải đầy đủ thông tin về sản phẩm laptop trong một video quảng cáo và video đó sẽ được chạy trên nền tảng Youtube. Khi đó, nếu người dùng muốn tìm hiểu về sản phẩm họ sẽ xem quảng cáo của bạn và nếu nội dung của video đủ hấp dẫn họ sẽ để lại thông tin hoặc liên hệ với bạn để đưa ra quyết định mua hàng.

3.2 Dạng nội dung truyền tải giữa Inbound  Marketing và Outbound Marketing

Outbound Marketing sẽ cung cấp nội dung với khoảng 80% là thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm, 20% sẽ là thông tin hữu ích cho khách hàng.

Ví dụ: Đối với sản phẩm bình giữ nhiệt họ sẽ cung cấp các thông số kĩ thuật, màu sắc, công dụng của sản phẩm.

Inbound Marketing sẽ cung cấp nội dung với khoảng 20% liên quan trực tiếp đến sản phẩm và 80% là nội dung hữu ích, đánh vào nhu cầu tìm hiểu của khách hàng và hình thành nên quá trình chăm sóc khách hàng.

Ví dụ: cùng là sản phẩm bình giữ nhiệt nhưng Inbound Marketing ngoài cung cấp các thông số kĩ thuật, màu sắc họ còn cung cấp thêm cách bảo quản, cách sử dụng hay ưu nhược điểm của từng loại bình giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.

3.3 Mục đích của Inbound Marketing và Outbound Marketing

Mục đích của Outbound Marketing là tìm mọi cách khiến khách hàng nhìn thấy quảng cáo của mình, sau đó tìm được khách hàng tìm năng thông qua những người nhìn thấy quảng cáo.

Đối với Inbound Marketing thì mục đích chính là thu hút khách hàng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ lấy khách hàng làm trung tâm, họ sẽ tạo ra những nội dung mà khách hàng mong muốn và từ đó cung cấp thông tin cho những người cần tìm hiểu. Như vậy, Inbound Marketing sẽ ít lãng phí tài nguyên hơn Outbound Marketing.

3.4 Chiến lược phát triển của Inbound Marketing và Outbound Marketing

Outbound Marketing sử dụng chiến lược đẩy:

  • Khơi dậy nhu cầu mua sắm tập trung vào sản phẩm
  • Đa phần giao tiếp một chiều, kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến
  • Chỉ đo lường được trên online
  • Ngân sách trực tuyến theo chiến dịch

Inbound Marketing sử dụng chiến lược kéo:

  • Tạo niềm tin và hệ thống giới hạn dài
  • Tập trung vào trải nghiệm
  • Tương tác, giao tiếp đa chiều
  • Thực hiện trên kênh trực tuyến
  • Dễ dàng đo lường
  • Ngân sách lớn giai đoạn đầu

4. Phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Mặc dù, Inbound Marketing đang ngày càng phát triển nhưng nếu bạn biết cách kết hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing sẽ đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của bạn. Mỗi hình thức đều có một thế mạnh riêng, Outbound Marketing sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và Inbound Marketing sẽ chọn lọc và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

4.1 Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing

Một số hình thức của Outbound Marketing có thể hỗ trợ với Inbound Marketing:

  • Nhờ đội ngũ nhân viên Sale giới thiệu các bài viết trên website.
  • Chạy quảng cáo một nội dung hữu ích trên Social Media để khơi gợi nhu cầu khách hàng.
  • Quảng cáo trên Google để tăng lượng truy cập vào website.

Từ đó, website của bạn sẽ có nhiều người biết đến. Khi có nhiều lượt truy cập thì việc bạn sử dụng các hình thức của Inbound Marketing sẽ trở nên hiệu quả hơn.

4.2 Tập trung xây dựng hoàn thiện website và đội ngũ telesales chuyên nghiệp

Xây dựng website giúp doanh nghiệp của bạn luôn có mặt khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Một phần website giúp nuôi dưỡng khách hàng, nhưng cũng góp phần tạo ra các Lead tiềm năng một cách nhanh chóng. Khi người dùng thật sự có nhu cầu về sản phẩm, họ sẽ dạo quanh website và để lại thông tin liên hệ ngay trên này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hệ thống Inbound Marketing không thể tạo ra đơn hàng, không thu thập được Lead thì Telesales phải luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời.

4.3 Kết hợp giữa quảng cáo và SEO

Các hình thức quảng cáo như banner, Facebook Ads, quảng cáo trên tivi,.. sẽ khó tạo ra đơn hàng nhưng sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn và lúc này sẽ là công việc của SEO. SEO sẽ giúp bài viết của bạn leo top và nội dung sẽ sẵn sàng khi khách hàng ghé thăm và tìm hiểu sản phẩm. Lúc này, việc chuyển đổi thành quá trình mua hàng sẽ trở nên đơn giản hơn.

5. Kết luận

Qua những phân tích trên có thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing.Những phương pháp Marketing này sẽ phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp khi quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình. Không có phương pháp nào là hoàn hảo cho mọi bài toán. Quan trọng nhất là tính phù hợp trong chiến lược quảng bá của từng doanh nghiệp.

Nếu bạn vẫn chưa biết phương thức nào là phù hợp với doanh nghiệp mình nhất hay còn phân vân trong việc đưa ra chiến lược Marketing thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại +84 924 118 081 (Ms.Suzie) để được tư vấn và tìm ra chiến lược hiệu quả nhất nhé!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr
ko_KRKorean