oem-my-pham-su-khac-nhau-giua-oem-odm-va-obm-la-gi

#1 OEM – TƯỞNG CHỪNG NHƯ QUEN THUỘC NHƯNG LẠI KHÁ XA LẠ VỚI NHIỀU NGƯỜI

Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hình thức OEM cho doanh nghiệp của mình. Vậy OEM là gì? Chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người đang mơ hồ về thuật ngữ này. Cùng Mr.Group tìm hiểu ngay về thuật ngữ này nhé!

1.    OEM là gì ?

OEM là gì?
OEM là gì?

OEM (Original Equipment Manufacturer) được định nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả những doanh nghiệp, đối tác sản xuất, gia công, lắp ráp sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng của thương hiệu khác. Và khi thành phẩm hoàn thiện và được đưa ra thị trường sẽ được gắn thương hiệu của công ty đã đặt hàng, gọi là sản phẩm OEM.

Nhà sản xuất thiết bị gốc dựa vào khả năng, lợi thế của họ để giảm bớt chi phí sản xuất. Kết hợp với các nhà sản xuất thiết bị gốc sẽ giúp doanh nghiệp có được thành phẩm mà không cần phải xây dựng và vận hành nhà máy

2.    Những điều cần biết về hàng OEM

2.1   Hàng OEM là gì?

Là những sản phẩm được gia công theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp khác. Các nhà sản xuất thiết bị gốc sẽ dựa trên các đơn đặt hàng để làm ra sản phẩm đó. Sau đó chúng được đưa về với thương hiệu chủ sở hữu để kiểm tra chất lượng và phân phối ra thị trường. Các nhà sản xuất trung gian này không được tự ý đưa các sản phẩm OEM này ra phân phối ngoài thị trường.

2.2   Giá thành

Các hàng hóa OEM thường có giá thành thấp hơn mặt hàng thông thường. Hiện nay, chúng ta có thể thấy những hàng hóa được cung cấp theo hình thức này rất dễ dàng phổ biến tại nhiều nơi trên các nước. Do đó, mặt hàng này thường rất được sự tin dùng của người tiêu dùng.

2.3   Yêu cầu về hàng OEM

Một sản phẩm được sản xuất theo mô hình OEM thì cần phải:

  • Đảm bảo đúng chất lượng đã cam kết
  • Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như các bên đã thoả thuận
  • Bảo mật về công nghệ của sản phẩm

2.4   Thành phần tham gia OEM bao gồm

Hàng OEM có sự tham gia và góp phần của 2 nhóm chính:

  • Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng sản phẩm
  • Công ty đặt hàng sản xuất các hàng hóa sản phẩm

2.5   Sản phẩm OEM có tốt hay không ?

OEM là hàng xịn. Tuy nhiên, chỉ khác chút là các bộ phận, máy móc được nhập khẩu riêng từ nhà sản xuất chính hãng theo từng bộ phận, sau đó công ty láp ráp mới hoàn thiện sản phẩm.

3.    Phân biệt hàng OEM

Hàng chính hãng là hàng được sản xuất từ nguồn gốc của chính nhà sản xuất, không qua bất kỳ bên trung gian nào. Vì vậy, các mặt hàng chính hãng thường có giá bán cao hơn so với các mặt hàng đã được chuyển giao công nghệ. Các loại mặt hàng chính hãng này có chất lượng tốt, nhà sản xuất thường đảm bảo các chế độ bảo hành một cách đầy đủ nhất.

OEM không phải do nhà sản xuất đó sản xuất mà do bên trung gian khác thực hiện, sau đó lấy thương hiệu của bên đặt hàng rồi đưa ra thị trường. Hàng OEM có chất lượng tốt giống như chính nhà sản xuất đó sản xuất ra nhưng thường sẽ có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, sẽ không được hưởng các chế độ bảo hành của hãng.

4.    Phân biệt OEM, ODM và OBM

Đây là 3 khái niệm dùng để chỉ việc “Sản xuất hàng hóa – Thiết kế sản phẩm – Làm thương hiệu“

Phân biệt OEM
Phân biệt OEM

4.1   OEM

OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer, đây là cụm từ dùng để chỉ những công ty, công xưởng sản xuất hàng hóa theo các thiết kế và các thông số kỹ thuật đã được đặt trước cho các công ty khác.

4.2   ODM

Đối với ODM, hay còn gọi là Original Designed Manufacturer, được sử dụng để miêu tả các nhà thiết kế sản phẩm gốc. Đơn vị này có nhiệm vụ thiết kế, tạo ra những sản phẩm theo sự yêu cầu của người đặt hàng.

4.3   OBM

OBM là viết tắt của Original Brand Manufacturer, được hiểu là nhà sản xuất thương hiệu gốc. Họ sẽ không đảm nhận sản xuất sản phẩm hay thiết kế bao bì mà sẽ nhận trách nhiệm làm thương hiệu cho doanh nghiệp.

5.    Các tính năng chính hỗ trợ OEM hiệu quả

Để vận hàng được một công ty sản xuất thiết bị gốc thì người làm chủ cần có một quy trình cụ thể và logic.

Các tính năng hỗ trợ OEM
Các tính năng hỗ trợ OEM

5.1   Sử dụng Blockchain trong việc vận hành OEM

  • Lịch sử giao dịch hàng hóa minh bạch: Dữ liệu trên Blockchain thường không thể thay đổi mà chỉ có thể cập nhật. Thế nên dữ liệu giao dịch Blockchain sẽ chính xác, nhất quán và minh bạch.
  • Theo dõi hoạt động trong sản xuất dễ dàng: Công nghệ Blockchain cho phép công ty trao đổi dữ liệu, hiển thị nguồn thông tin gốc chính xác kèm với tiến trình hoạt động.
  • Bảo vệ tài sản trí tuệ: Blockchain giúp công ty OEM thiết lập kênh an toàn, bảo mật hồ sơ, bằng chứng trong việc chia sẻ các ý tưởng và sản phẩm trí tuệ.
  • Thủ tục bảo vệ, kiểm tra chất lượng đơn giản: Blockchain tạo ra tài liệu bất biến về kiểm tra chất lượng và dữ liệu quy trình sản xuất.
  • Bảo trì được kiểm soát bởi máy móc: Blockchain hỗ trợ doanh nghiệp các phương pháp bảo trì mới và tiết kiệm thời gian hơn.

5.2   Công nghệ AR

  • Vận hành: Quá trình vận hành được phân rõ từng bước, đặc biệt là lắp ráp, lắp đặt và thay thế bộ phận máy móc
  • Bảo trì và Hỗ trợ từ xa: Công nghệ AR giúp tiết kiệm thời gian bảo trì, hạn chế tối đa lỗi xảy ra và gửi thông số tới quản lý
  • Đào tạo: Hỗ trợ siêu hữu ích trong việc đào tạo cho các kỹ sư.
  • Quản lý chất lượng: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm
  • Quản lý an toàn lao động: Công nghệ AR hỗ trợ các kỹ sư trong quá trình vận hành máy móc giúp gia tăng khả năng an toàn lao động.

5.3   Phân tích dự đoán

Đảm bảo nguồn lực trong chuỗi cung ứng được tối ưu, làm sạch và tối ưu chất lượng đầu vào.

6.    Chiến lược sản xuất hàng OEM thành công

Chiến lược sản xuất OEM
Chiến lược sản xuất OEM

Mô hình kinh doanh OEM là mô hình có tính khả thi và thành công cao khi bạn đang có ý tưởng start-up nhưng không có quá nhiều chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất. Để có chiến lược sản xuất hàng thành công bạn có thể tham khảo các ý tưởng sau:

  • Xây dựng chiến lược kinh doanh chỉn chu, từ idea đến định hướng: Khi lựa chọn mô hình này, doanh nghiệp nên nắm được công nghệ, công thức sản phẩm và hiểu rõ quy trình sản xuất.
  • Xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu doanh nghiệp: Vì không tham gia vào quy trình sản xuất nên doanh nghiệp cần đổ dồn mọi công sức vào việc phát triển thương hiệu.
  • Lựa chọn nhà sản xuất phù hợp : doanh nghiệp cần lựa chọn nhà sản xuất uy tín và phù hợp để làm ra sản phẩm tốt nhất.
  • Hệ thống quản lí chất lượng tốt: Xây dựng bộ phận kiểm soát chất lượng định kì để đảm bảo uy tín thương hiệu.
  • Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm: có hệ thống phân phối sản phẩm doanh nghiệp sẽ có chiến lược tiêu thụ sản phẩm hợp lí, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

7.    Kết luận

Thời đại ngày càng phát triển thì các loại hình kinh doanh cũng theo đó lần lượt ra đời. Do đó, chúng ta sẽ thường dễ nhầm lẫn hay không xác định được các loại mô hình mới. Hy vọng qua những chia sẻ trên Mr Group đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về OEM. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ +84 924 118 081 (Ms.Suzie) để được tư vấn kĩ lưỡng hơn nhé!

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr
ko_KRKorean